Friday, August 1, 2014

Kỹ thuật trồng cam sành

Kỹ thuật trồng cam sành
I. Đặc tính giống:
Cam sành được nhân giống từ nguồn sạch bệnh, Trái dạng tròn dẹp, màu vàng sậm, thịt trái nhiều nước, dẻo, hương vị chua ngọt, trọng lượng trung bình 275 gram/ trái. Chu kỳ khai thác 10 – 15 năm. Phù hợp ăn tươi, chế biến và tiêu thụ nội địa.
Chọn cây giống ghép, đảm bảo tiêu chuẩn trồng và đúng giống, qui cách 60-80 cm, cây xanh tốt, không vàng lá, sâu bệnh.
II. Kỹ thuật trồng:
1/ Chuẩn bị đất trồng:
- Khoảng cách trồng: 6m x 5m, hoặc 5m x 4m
- Kích thước hố: 40cm x 40cm x 40cm, hoặc 60 x 60 x 60 cm.
- Bón phân vào hố: Bón lót: 30 - 40 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 – 0,5 kg lân + 0,1-0,2 kg Kali + Vôi bột 0,5 - 1 kg; thuốc sâu bột (Basudin 10H...) 0,1kg). Trộn đều lượng phân trên (không có vôi và thuốc) với lớp đất mặt và lớp đất giữa (khi đào hố để riêng). Trả lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng 2-3 cm. Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên mặt hố, dùng cuốc đảo trộn đều khoảng 15 ngày sau là trồng được. Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 10 – 15 kg/hố. Dùng phân xanh thì phải ủ trước 2 -3 tháng với vôi cho đến khi hoai mục.


2. Bón phân cho cam sành: 
Tuổi cây
Phân chuồng (kg/cây)
Kg/cây
Urê
Lân
Kali
1-3
20-30
0,1-0,3
0,3-0,5
0,2
4-6
30-50
0,4-0,5
0,6-1,2
0,3
7-9
60-90
0,6-0,8
1,3-1,8
0,4
Trên 10
100
0,8-1,5
2,0
0,5


* Thời kỳ bón:
- Cây từ 1-3 tuổi:có phân chuồng + phân lân bón vào tháng 12 đến tháng 01.
Đạm urê và kali bón làm 3 lần: Lần 1: vào tháng 1-2: 30% đạm; Lần 2: vào tháng 4-5: 40% đạm + 100%kali; Lần 3: tháng 8 - 9: 30% đạm. (thời gian bón còn tùy thuộc vào khí hậu từng vùng)
- Năm thứ 4 trở đi: phân chuồng + lân + vãi sau khi thu hoạch quả (quả tháng 12 sang tháng 1). Thúc lần 1(Bón đón lộc xuân ): Khỏang từ 15/2-15/3: 40% đạm + 40% kali; + Thúc lần 2: vào tháng 4-5: 30% đạm + 30% kali; Thúc lần 3 (Bón thúc cành thu và nuôi quả ): vào tháng 6-7: 30% đạm + 30% kali.
Cách bón: Sau khi thu hoạch: bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm. Bón thúc vào Lần 1, lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo sâu 4-5cm, vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.
3. Tưới nước:
Sau trồng tưới ướt đẩm đất, Sau trồng hai ngày tưới 1 lần, khi cây xanh tốt trở lại 5 - 7 ngày tưới 1 lần. thời kỳ khô hạn, ít mưa nên tưới 3 - 5 ngày 1 lần. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước kịp thời khi bị úng. Tiến hành tủ gốc cam.
4/ Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ:
- Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella ): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. 
Tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sư lây nhiễm liên tục trong năm. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn cây ra lộc non . Sử dụng 1 trong các loại thuốc: Phosphomidon, Dimethoate, Trigard, Abamectin và Dimilin có hiệu qủa phòng trị tốt sâu vẽ bùa. Bên cạnh các loại thuốc hóa học thì hiệu quả của dầu khoáng đối với sâu vẽ bùa cũng đã được khẳng định. 

- Sâu đục thân, cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ cành bị hại nặng, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (Dùng thuốc cypermap 25EC, Map permethrin 50EC…), có thể rải ít Basudin 10 H, dùng móc sắt bắt sâu.

- Nhện đỏ, nhện trắng: Có thể sử dụng thuốc hoá học khi mật số Nhện đạt 3 con thành trùng /lá hoặc trái. Sử dụng các loại thuốc đặc trị Nhện, các loại thuốc trừ Sâu gốc Cúc hoặc Lân hữu cơ kết hợp với Dầu khoáng. Ðể ngăn chặn sự bộc phát tính kháng thuốc, khi sử dụng thuốc hóa học cần luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau. Có thể sử dụng các loại thuốc như Comite, Trebon, Pegasus, Bi 58, Kelthane, Danitol, Ortus 5SC, Selecron 500EC/ND... (theo liều lượng khuyến cáo) và Dầu khóang DC-Tron Plus (nồng độ 0,5%)...

Bệnh Bồ hóng: Bệnh thường xuất hiện nơi râm mát, và đây là bệnh kế phát sau khi có sự hiện diện của côn trùng họ chích hút. Nấm phát triển trên bề mặt lá, cành non, tạo thành lớp dày che kín cả mặt lá, thân, trái. Hạn chế sự phát triển của nhóm côn trùng họ chích hút, bằng các loại thuốc đặc trị cho từng nhóm côn trùng chích hút ấy. Dùng máy phun nước lên tán cây rửa trôi các chất thải của côn trùng họ chích hút thải ra. Hạn chế sử dụng phân bón qua lá, nếu phun phân bón qua lá nhiều bệnh gây hại ngày càng nặng hơn. Phun thuốc trị khi bệnh nặng: Copper B 75 WP, Derosal 60 WP, Kumulus 80 DF, Champion 77 WP với nồng độ 0,2-0,5% hoặc Chlorine 0,04%, phun 7-10 ngày/lần.
5. Các biện pháp chăm sóc khác:
Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng cây xen che phủ đất, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại theo phương châm lấy ngắn nuôi dài (có thể trồng chuối trong 2 -3 năm đầu)
Tạo tán: đối với cây ghép được tiến hành như sau:Khi chồi mắt ghép cao 30-40 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp 1. Khi cành cấp 1 dài 30-40 cm bấm ngọn để tạo cành cấp 2, từ các cành này mọc ra cành cấp 3. Nên để 3-4 cành cấp 1; 6-8 cành cấp 2 và 12-16 cành cấp 3 để tạo cho cây có tán hình mâm xôi, thấp cây dễ chăm sóc.
Thời kỳ nụ hoa, quả non: tỉa hoa dị hình, quả ra muộn. Thời kỳ đậu quả 1-2 tuần: phun bổ sung chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.
6/ Chăm sóc cam sau thu hoạch:
Cam, quýt sau thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh để cây tiếp tục phát triển và cho mùa bội thu sau.
- Tiến hành làm sạch cỏ dại, sau 25 - 30 ngày thu hoạch cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng...
- Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh.
- Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón đúng kỹ thuật, phun thuốc đúng lúc, đúng cách.
7/ Xử lý ra hoa:
Ngưng tưới và rút nước mương (nếu có) khoảng 2-4 tuần cho đến khi cây vừa "xào lá" (lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn). Sau đó tưới nước đẫm lại ba ngày liền, ngày tưới hai lần. Ngày thứ tư thì tưới mỗi ngày/lần.
Sau khi tưới nước lại bộ lá tươi trở lại, pha 35ml RA HOA C.A.T + 15g F.Bo/8 lít hoặc kích phát tố hoa trái Thiên Nông 7g + 15g F.Bo/8 lít , phun sương đều tán cây và trong thân cây hai lần (5 ngày/lần) thúc ra hoa đồng loạt, sau khi cây ra đọt non tưới hai ngày/lần.
8/ Thu hái và bảo quản:
Khi quả có màu đỏ da cam và vàng lá cam 1/3 – ¼ diện tích vỏ quả thì thu hoạch, thu hoạch và ngày nắng ráo, dùng kéo cắt hạn chế rụng lá gãy cành.
Hoinongdan, 17/09/2007

Trồng cam sành bằng gốc ghép cây Volka
Anh Nguyễn Văn Ba (tức Bé Ba, sinh 1960), ở ấp 3, xã An Thái Trung (Cái Bè, Tiền Giang) nhờ mạnh dạn, ghép cây cam sành với gốc ghép cây Volka, một loại thuộc họ cây có múi, nhưng có nhiều đặc tính ưu việt, nên vườn cây ăn trái 1,6 ha của anh cho thu nhập lên đến 200 triệu đồng/vụ. Vậy anh Bé Ba, làm bằng cách nào?
Anh Bé Ba nói về bí quyết thành công của mình: "Những năm đầu, anh vẫn chăm sóc cây theo lối truyền thống; sử dụng phân và thuốc hoá học nhiều, nên cây thường bị thiếu nước, năng suất và sản lượng không cao. Anh áp dụng chương trình IPM, theo hướng dẫn của các nhà chuyên môn, anh đã mạnh dạn thả kiến vàng và tăng lượng phân bón hữu cơ theo hướng giảm phân bón hoá học. Nhờ biện pháp trên, trong những năm gần đây vườn cam của anh có sản lượng trên 35 tấn; trong khi đó chi phí sản xuất giảm". Ngoài việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc vườn cây, anh Bé Ba còn mạnh dạn thử nghiệm việc ghép cây cam ghép với gốc Volka, cây có múi cho năng suất cao. Sau kết quả thử nghiệm đó, anh đã thành công; gốc ghép cây cam có một số ưu điểm, như: bộ rễ của cây cam ghép ăn sâu, cây ghép phát triển nhanh, có khả năng chịu được nắng hạn, úng, sâu bệnh và cho năng suất cao...
Thạc sĩ Nguyễn Việt Hoa, Chủ tịch Hội làm vườn huyện Cái Bè, cho biết: nhiều nhà vườn còn e ngại về kỹ thuật ghép gốc Volka vào cây có múi, nhưng anh Bé Ba đã mạnh dạn áp dụng và đạt hiệu quả rất cao.
Agroviet, 2/12/2004.

Tam Đa (Hưng Yên): Giàu lên từ đồng ruộng

Những năm gần đây xã Tam Đa vươn lên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Phù Cừ (Hưng Yên) nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn xã, hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng, bộ mặt làng quê khang trang đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Thực hiện chủ trương của tỉnh, những năm 1997 – 1998, xã Tam Đa phát động phong trào cải tạo vườn tạp trong nhân dân. Vấn đề đặt ra là cải tạo, phá bỏ vườn tạp thì trồng cây gì vào đó? Có ý kiến đề xuất: ở đền Đậu, thôn Tam Đa từ xa xưa đã trồng được cây vải, quả ngon nổi tiếng khắp vùng, thử nhân rộng giống vải đó ra. Ý kiến đó được chấp thuận, từ một vài gia đình trong thôn Tam Đa trồng thử, đạt kết quả tốt, đến nay sau khoảng 15 năm, giống vải ở đền Đậu được nhân rộng, trồng trên địa bàn toàn xã với diện tích trên 100 ha. Vải ở Tam Đa được trồng tại vườn của hầu hết các gia đình trong xã, ở các bờ vùng. Riêng thôn Tam Đa đã có khu chuyên trồng vải như khu đồng Ngói, khu Trại cá cao, mỗi khu rộng từ 15 ha đến 17 ha. Cây vải ở Tam Đa đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa phương, có tới 90% số hộ gia đình trong xã có thu nhập từ cây vải, hộ ít mỗi vụ thu vài triệu đồng, hộ nhiều thu 50 đến 100 triệu đồng/vụ, điển hình như hộ anh Thiết, anh Nga, thôn Tam Đa. Riêng năm 2013, vải lai ở Tam Đa cho thu trên 1000 tấn quả, đạt giá trị trên 10 tỷ đồng …Với đặc điểm quả to, mã đẹp, ăn thơm, ngon, lại cho thu hoạch sớm hơn so với vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) và vải thiều Bắc Giang, vải lai Tam Đa trở thành thương hiệu nổi tiếng được thị trường trong và ngoài nước tiêu thụ mạnh. Vào mùa thu hoạch vải, làng quê Tam Đa trở lên sôi động, nhộn nhịp kẻ bán, người mua, từng đoàn xe ô tô từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, và từ Trung Quốc về xã, đậu kín đường làng chờ, chở vải quả đi tiêu thụ.
Mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cam mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Tam Đa (Phù Cừ)

Cùng với cây vải lai, khoảng 4 năm trở lại đây, trên đồng đất xã Tam Đa, (chủ yếu là ở thôn Ngũ Phúc) xuất hiện loại cây trồng mới đó là cây cam cũng cho hiệu quả kinh tế cao. Người tiên phong đưa cây cam về trồng trên đồng ruộng thôn Ngũ Phúc là các anh Đặng Quang Huyên, Đào Xuân Biên… đây là những người làm vườn cho ông Hoàng Văn Cơ ở xã Minh Tiến (Phù Cừ). Thấy ông Cơ có thu nhập cao từ trồng cam nên các anh đã đưa cây cam về quê mình. Bà Hoàng Thị Biếc, Phó trưởng thôn Ngũ Phúc cho biết: Vụ cam năm 2012 ở thôn Ngũ Phúc, người có thu nhập cao nhất từ cam là ông Trần Văn Hanh đạt 200 triệu đồng. Hiện nay diện tích trồng cam Vinh, cam đường canh của thôn đã mở rộng lên tới 11 ha với khoảng 100 hộ tham gia trồng cam, trong đó có nhiều hộ gia đình trồng gần 1 mẫu cam như hộ ông Biên, ông Doãn. Gia đình bà Biếc có 6,6 sào đất canh tác, bà trồng 4 sào cam. Đầu tháng 11 vừa qua bà bán 1 sào cam vinh thu 37 triệu đồng, tới đây bà tiếp tục thu cam đường canh. Bà Biếc khẳng định trồng cam cho thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa. Đó là lý do để nhân dân thôn Ngũ Phúc mở rộng diện tích trồng cam, hơn nữa, cây cam phù hợp với đồng đất, thổ nhưỡng ở địa phương cho sai quả, hương thơm, vị ngọt đậm. Trong khi đó, cây lúa ở đây cho thu nhập thấp, tính trung bình mỗi sào thu được 200kg thóc/vụ, trừ chi phí phân bón, giống lúa, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất… ngày công của người lao động không đáng là bao, nên cây cam được người dân ở đây ưa trồng, mặc dù việc cải tạo đất để trồng cam không ít khó khăn.
Dẫn chúng tôi ra cánh đồng Cửa Trại thôn Ngũ Phúc, nơi có 41 hộ gia đình trồng cam, ông Trương Xuân Yêm, Bí thư Đảng ủy xã Tam Đa phấn khởi cho biết, đây vốn là khu ruộng trũng cấy lúa cho năng suất thấp, nay được bà con nông dân cải tạo trồng nên những vườn cam quả sai trĩu cành. Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang cam này bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao, đang được xã xem xét, đề nghị huyện cho mở rộng. Ông Yêm cho biết thêm, trước đây xã có 370 ha canh tác, nhân dân chủ yếu cấy 2 vụ lúa chiêm, mùa nên đời sống khó khăn. Sau tái lập tỉnh, tình hình sản xuất của địa phương có nhiều khởi sắc, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào đồng ruộng. Ngoài 2 vụ lúa được gieo cấy bằng các giống lúa mới, đúng lịch thời vụ xã đẩy mạnh trồng cây vụ đông, trồng vải lai, nay trồng thêm cây cam, nông dân trong xã thoát nghèo, đang thi nhau làm giàu trên đồng đất quê mình. Vốn là một trong những xã nghèo của tỉnh, nay tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Đa chỉ còn khoảng 5%, đường xã, đường liên thôn, đường thôn xóm được trải nhựa, đổ bê tông xi măng, các trường học, trạm y tế, nhà làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND, nhà ở dân cư được xây dựng khang trang, làng quê nghèo khó một thời nay đang khởi sắc.
Bài học rút ra từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Tam Đa là: Bám sát, vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội phù hợp với tình hình địa phương. Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn chuyển đổi giống, cơ cấu cây trồng, đưa khoa học, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân lao động sản xuất, phát triển kinh tế bằng những mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay xã Tam Đa đang thực hiện dồn ô, đổi thửa để nông dân được sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn, làm giàu trên chính mảnh đất quê mình.

Văn Giang: Triển vọng một vụ cam vinh, cam đường canh năng suất cao

Từ nhiều năm nay, huyện Văn Giang không chỉ được coi là “đất cam” nổi tiếng trong tỉnh Hưng Yên mà còn được nhiều bạn hàng ngoài tỉnh ưa chuộng. Khoảng trung tuần tháng 11 là thời điểm quan trọng, người trồng cam ở Văn Giang vừa tích cực chăm bón bảo vệ để cam sinh trưởng phát triển tốt, vừa bắt tay vào thu hoạch những lứa cam sớm, theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn thì năm nay cam sẽ cho sản lượng cao hơn những năm trước.
Năm nay, toàn huyện Văn Giang có khoảng 650 ha trồng cam trong đó có khoảng 400 ha cam đường canh và 250 ha cam vinh, tập trung nhiều ở các xã: Tân Tiến, Mễ Sở, Liên Nghĩa... Nếu so với các năm trước thì diện tích cam đang cho thu hoạch của huyện giảm khoảng 10%, nguyên nhân là do ảnh hưởng của đợt mưa đá năm 2006 và trận ngập lụt năm 2008 khiến một số vườn cam giảm năng suất, chất lượng, người trồng phải phá bỏ và trồng mới. Hơn nữa do sự phát triển kinh tế xã hội, diện tích đất nông nghiệp cũng ngày một thu hẹp, nhận biết điều này người trồng cam ở Văn Giang tích cực nâng cao hiệu suất canh tác để có được hiệu quả kinh tế cao. Cam là cây trồng truyền thống của nhiều địa phương ở Văn Giang, các hộ dân ở đây không những có kinh nghiệm trồng, chăm sóc mà còn có thị trường tiêu thụ. Nhiều hộ đã có sáng kiến thuê ruộng của các huyện, tỉnh lân cận để canh tác cam, hiệu quả kinh tế cũng rất cao.

Cam đường canh là quả thay đổi kinh tế Văn Giang Hưng Yên


            Trao đổi với ông Nguyễn Quốc Chương, cán bộ của phòng NN&PTNT huyện Văn Giang chúng tôi được biết: Hiện nay cam đường canh và cam vinh đều đang trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển quan trọng. Sau những ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai những năm trước, các vườn cam đã dần phục hồi, nhiều diện tích phát triển khá tốt nên năm nay năng suất sẽ tăng hơn. Cam vinh đã bắt đầu cho thu hoạch rải rác từ hơn 2 tuần nay, cam đường canh cũng sắp cho thu hoạch trong thời gian tới nên công tác chăm sóc, bảo vệ cần được chú trọng. Năm nay thời tiết rét sớm lại có dự báo hanh khô kéo dài, ít mưa, sâu bệnh phát triển mạnh nên ngay từ đầu vụ phòng NN&PTNT huyện đã sớm phối hợp với HTX DVNN các xã, thị trấn phổ biến khoa học kỹ thuật, triển khai các lớp tập huấn trồng và chăm sóc cây có múi cho bà con nông dân. Qua đó, các hộ trồng cam chủ động chuẩn bị tốt nguồn phân bón, giữ đủ độ ẩm cần thiết cho cây trong thời kỳ nuôi quả. Với những ruộng sắp cho thu hoạch cần bón phân tổng hợp bổ sung, thúc quả, phun phòng trừ một số loại bệnh do vi khuẩn vi rút gây nên như: nấm, mốc sương... để tránh bệnh hại gây ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng quả. Trên những diện tích đang và đã cho thu hoạch, nhanh chóng tỉa bỏ những cành già, cành sâu bệnh, nên thu hoạch hơi còn xanh một chút, nhất là ở những cây sai quả, để cây phục hồi nhanh, sang năm sẽ sinh trưởng phát triển bình thường. Ngoài ra, các hộ có thể áp dụng một số biện pháp để tránh rét, tránh rụng nứt quả như: bón phân lân, bón tro bếp, phủ rơm rạ lên gốc...
            Thị trấn Văn Giang là một trong những địa phương có diện tích trồng cam lớn trong huyện với khoảng trên 60 ha cam vinh và cam đường canh. Diện tích cam của thị trấn được đánh giá sinh trưởng phát triển tốt, khoảng 50% diện tích cam vinh của thị trấn đã cho thu hoạch với năng suất từ 7- 8 tạ/ sào. Nhiều chủ vườn cho hay, năm nay thời tiết rét sớm lại rét đậm thất thường, từ đầu mùa rất ít mưa nên các hộ đều phải chủ động nguồn nước tưới để cung cấp đủ cho cây. Trên các vườn cam của thị trấn, công tác chăm sóc, thu hoạch đã diễn ra khá sôi nổi, nhiều thương lái đã tới tận vườn đặt hàng, thu hái. Trong thời gian tới, nếu giá cả ổn định và tăng hơn trong dịp tết thì người trồng sẽ thực sự có lãi.
            Tại xã Liên Nghĩa năm nay cũng có khoảng trên 150 ha cam vinh và cam đường canh đang trong thời kỳ cho thu hoạch. Tuy nhiên trên nhiều diện tích trồng cam trong xã bị nhiễm bệnh do nấm, vi khuẩn đang phát triển và gây hại trên diện rộng, nhất là bệnh vàng lá gân xanh (bệnh grenning do vi khuẩn). Ông Lý Xuân Minh, phó chủ tịch UBND xã cho biết, nếu ở những vườn sạch bệnh, năng suất cam có thể đạt từ trên 7 tạ/sào thì ở những vườn có bệnh năng suất bị sụt giảm, nếu không phòng trừ kịp thời có thể thất thu. HTX DVNN xã đã tích cực phổ biến cho người dân những biện pháp phòng trừ bệnh để giảm thiểu thiệt hại như: sử dụng phân chuồng hoai mục, NPK cân đối, kết hợp phun các loại phân bón qua lá có chứa kẽm để giúp những cây bị bệnh nhẹ hồi phục. Có thể dùng các loại thuốc như Appland, Trebon, Bassa, dầu Caltex... để phun trừ các loại bọ rầy trung gian truyền bệnh. Nếu những cây đã mang bệnh nặng thì nên mạnh dạn chặt bỏ để tránh lây bệnh sang cây khác trong vườn.
            Năm nay cam vinh ở Văn Giang được nhiều thương lái đánh giá cao, chất lượng quả đều, ngọt. Hầu hết các vườn đang cho thu hoach đều được các thương lái của Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương... đặt mua với giá từ 10- 13 nghìn đồng/kg, dự báo trong thời gian tới có thể giá cam sẽ tiếp tục tăng, với mức giá này trung bình người trồng cam có thể thu lãi từ 5- 7 triệu đồng/sào. Năm nay, mỗi sào cam ước tính cho năng suất 7- 8 tạ/sào, trên những diện tích chăm sóc tốt, năng suất cam có thể đạt 8 tạ- 1 tấn/sào, cá biệt có những nơi cho từ 1- 1,2 tấn/sào. Đây là kết quả đáng mừng cho người trồng cam Văn Giang sau những năm chịu ảnh hưởng của thiên tai. Phòng NN&PTNT huyện khuyến cáo người dân nên tiếp tục tăng cường theo dõi các loại sâu bệnh hại trên diện tích của gia đình mình, sớm phòng trừ để bảo đảm năng suất, chất lượng quả. Trong thời gian tới ngoài việc phải bảo đảm chế độ nước tưới thì cần có chế độ bón phân hợp lý cho cam đường canh để phục vụ dịp tết, đồng thời thu hoạch cam vinh đến đâu thì sớm tiến hành dọn lá tỉa cành, bón phân phục hồi sau thu hoạch để cây phát triển tốt vào năm sau.

Thành tỷ phú nhờ trồng cam đường canh trên đất trồng vải.

Bằng sức trẻ, sự năng động, sáng tạo, anh Đặng Văn Tiến ở thôn Hiệp Tân, xã Hồng Giang (Lục Ngạn - Bắc Giang) đã có thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình trồng cam Canh.

Đặng Văn Tiến sinh ra và lớn lên ngay trên vùng đất sản xuất vải thiều VietGAP nổi tiếng, thôn Hiệp Tân, xã Hồng Giang. Là thanh niên chịu khó, năng động nên ngoài việc tập trung chăm sóc 2 mẫu vải thiều của gia đình, Tiến đã từng làm thêm nhiều nghề để nâng cao thu nhập. Trong đó, có nghề lái xe tải là anh gắn bó lâu nhất, đúng 10 năm. Cũng chính nghề này đã giúp Tiến có mối quan hệ rộng và có điều kiện được đi đến hầu hết các tỉnh, thành ở miền Bắc. Năm 2007, khi đến các tỉnh Hưng Yên và Hà Tây (cũ), Tiến thấy các chủ vườn nơi đó sản xuất cam đường Canh hiệu quả, trở về quê mình lại thấy một người dân đã thực hiện thành công, vì vậy đầu năm 2008, Tiến quyết định bán xe ô tô, lấy tiền mua hơn 1,4ha đất ở thôn Đức Chính, xã Thanh Hải. Sau đó, anh thuê máy xúc về cải tạo vườn, đầu tư thêm hàng trăm triệu đồng mua cam đường Canh từ Hưng Yên về trồng. Sau hơn 5 năm, hai vợ chồng trẻ tần tảo lao động sớm hôm, đến nay, trang trại của Tiến đã được xếp vào tốp đầu về hiệu quả kinh tế ở Thanh Hải. Trong đó, thu nhập từ trồng trọt (chủ yếu là cam Canh) đạt 2,3 tỷ đồng; ao hồ 100 triệu đồng; chăn nuôi 100 triệu đồng, trừ chi phí, anh còn lãi 1,5 tỷ đồng/năm.

Tâm sự với tôi, Tiến mở lòng: “Là lái xe cũng có cái hay nhưng nghề này tiềm ẩn nhiều rủi ro và rất khó có thể đạt được thu nhập 200 triệu đồng/năm. Làm chủ vườn thì anh thấy đấy, không riêng gì vợ chồng tôi mà nhiều người đã có thu nhập hàng tỷ đồng/năm”.
Anh Tiến bên cây cam đường canh nhiều quả.


Không chỉ dừng lại ở trang trại này, Tiến còn đầu tư hơn 900 triệu đồng mua thêm 3,5ha đất ở xã Kiên Thành tiếp tục cải tạo thành trang trại và mua thêm hàng trăm cây giống cam đường Canh, nhãn muộn, rồi thuê nhân lực về trồng.

Tiến cho biết, một trong những bí quyết dẫn tới thành công của trang trại là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng. Theo đó, anh đã ứng dụng thành công việc xử lý cho cây ra quả liên tục trong các năm, không phải nghỉ như các trang trại khác; đồng thời sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho khoảng 1/2 diện tích cam đường Canh.

Tâm sự về những thuận lợi, khó khăn khi phát triển kinh tế trang trại, Tiến cho biết, anh đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp nhịp nhàng của các cơ quan ban ngành địa phương. Tuy nhiên, giao thông đi lại khó khăn, tình trạng ngập úng xảy ra thường xuyên đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của trang trại. Ví như năm 2008, anh đã bị thiệt hại nặng do ngập úng, số lượng cây chết khá lớn. Từ thực tế sản xuất tại trang trại, Tiến mong muốn thời gian tới, anh được tham gia nhiều hơn các lớp tập huấn, tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các mô hình trang trại tiêu biểu trong và ngoài tỉnh. Ngân hàng tạo điều kiện cho vay vốn trung, dài hạn với lãi suất ưu đãi và số lượng lớn để các chủ trang trại yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất.

Được biết, hiện trang trại của Tiến đang tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động thuộc diện nghèo với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng và 15 lao động thời vụ vào những tháng cuối năm. Trong những năm tới, Tiến sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng thêm một số giống cây ăn quả mới; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất; áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất.

Với những thành tích đạt được, Tiến đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen vì đã sử dụng vốn đúng mục đích và có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh năm 2008; Giấy khen của Hội Nông dân huyện Lục Ngạn các năm 2010, 2011, 2012. Năm 2012, Đặng Văn Tiến là một trong những đại biểu đại diện cho nông dân cả nước được tôn vinh khen thưởng trong phong trào thi đua ái quốc.

Friday, December 27, 2013

Bí quyết trồng cam đường Canh kiếm tiền Tết

Nay đi chợ tết mới thấy, cam đường Canh đâu chỉ để lấy quả, người ta còn trồng cam đường Canh như một loại cây cảnh.

Cây chỉ cao độ 1m, vòm lá sum suê, trên các cành treo lủng lẳng những quả cam đỏ au, mọng nước, trông rất bắt mắt. Có cây rao bán tới 1 triệu đồng. Giá quả thì dao động từ 60.000-70.000 đồng/kg. Nếu ta có một vườn cam đường Canh thì vụ tết này thu khá lắm!
Cam đường Canh chính là một giống quýt. Nó có vỏ mỏng và bóc dễ nhưng vỏ lại dai nên có nơi còn gọi là cam giấy. Nó được trồng nhiều ở vùng Canh-Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) nên có tên là cam đường Canh. Quả của nó hình cầu hơi dẹt, vỏ mỏng, nhẵn, khi chín có màu đỏ gấc rất tươi. Nó thường chín vào trước tết khoảng 1 tháng nên được giữ để bày mâm ngũ quả cúng tổ tiên. Cam đường Canh lại thích nghi rộng, trồng được ở mọi nơi. Nó lại cho năng suất cao, nếu chăm sóc tốt, 1ha có thể thu 40-50 tấn quả. Nhà nào lại kết hợp vừa trồng lấy quả, vừa làm cây giống và lại làm cả cây cảnh từ cam đường Canh nữa thì chắc sẽ mau giàu. Đây cũng là một thế mạnh!
Hiện nay, cam đường Canh đã được trồng ở khắp nơi. Nó có giống chín sớm, giống chín muộn. Nếu trồng, bà con nên chọn đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có tầng dày từ 80-100cm, có hàm lượng mùn cao, thoát nước, mực nước ngầm dưới 1m... thì trồng nó mới tốt. Nơi trồng nên cao ráo, thoáng đãng, có pH từ 5,5-6. Nếu nơi đất thấp, ta nên lên luống cao và có rãnh thoát nước dễ dàng.
Cam đường Canh nên nhân giống vô tính bằng các phương pháp ghép, giâm cành, hoặc chiết cành. Mật độ có thể xê dịch tùy từng vùng: Có nơi trồng 300-500 cây/ha (4x5m hoặc 6x7m). Cũng có nơi trồng từ 800-1.200 cây/ha (4x2m hoặc 3x3m hay 3x4m).
Nó là cây lưu niên nên phải đào hố và bón lót tốt trước khi trồng. Hố nên rộng từ 40x40x40cm tới 60x60x60cm. Ở các vùng đồi gò, hố nên rộng hơn (70x70x70cm). Mỗi hố cho 30-40kg phân chuồng hoai mục, 0,2-0,5kg phân lân Văn Điển và 0,1-0,2kg sunphát kali. Ta trộn phân với đất mặt và lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày.
Sau khi trồng cây, nên nén chặt và tưới nước ngay. Ta tưới mỗi ngày 1 lần và tưới hơi đẫm trong 10 ngày đầu. Sau đó, mỗi tuần tưới 1-2 lần cho cây. Khi cây đã bén rễ thì giảm dần số lần tưới nhưng giữ cho đất luôn có độ ẩm khoảng 70%.
Ta có thể trồng xen rau, đậu quanh gốc cam trong 2-3 năm đầu khi cây chưa khép tán.
Giống với các cây cùng họ, cam đường Canh cũng dễ bị một số sâu bệnh phá hoại như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh loét, bệnh chảy gôm, bệnh do virus... Bà con nên tuân thủ quy trình bảo vệ thực vật mà anh em khuyến nông đã hướng dẫn.
Làm tốt mọi khâu, ta sẽ có được những vườn cam đường Canh tuyệt vời.

Bí quyết trồng cam đường Canh kiếm tiền Tết

Nay đi chợ tết mới thấy, cam đường Canh đâu chỉ để lấy quả, người ta còn trồng cam đường Canh như một loại cây cảnh.

Cây chỉ cao độ 1m, vòm lá sum suê, trên các cành treo lủng lẳng những quả cam đỏ au, mọng nước, trông rất bắt mắt. Có cây rao bán tới 1 triệu đồng. Giá quả thì dao động từ 60.000-70.000 đồng/kg. Nếu ta có một vườn cam đường Canh thì vụ tết này thu khá lắm!
Cam đường Canh chính là một giống quýt. Nó có vỏ mỏng và bóc dễ nhưng vỏ lại dai nên có nơi còn gọi là cam giấy. Nó được trồng nhiều ở vùng Canh-Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) nên có tên là cam đường Canh. Quả của nó hình cầu hơi dẹt, vỏ mỏng, nhẵn, khi chín có màu đỏ gấc rất tươi. Nó thường chín vào trước tết khoảng 1 tháng nên được giữ để bày mâm ngũ quả cúng tổ tiên. Cam đường Canh lại thích nghi rộng, trồng được ở mọi nơi. Nó lại cho năng suất cao, nếu chăm sóc tốt, 1ha có thể thu 40-50 tấn quả. Nhà nào lại kết hợp vừa trồng lấy quả, vừa làm cây giống và lại làm cả cây cảnh từ cam đường Canh nữa thì chắc sẽ mau giàu. Đây cũng là một thế mạnh!
Hiện nay, cam đường Canh đã được trồng ở khắp nơi. Nó có giống chín sớm, giống chín muộn. Nếu trồng, bà con nên chọn đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có tầng dày từ 80-100cm, có hàm lượng mùn cao, thoát nước, mực nước ngầm dưới 1m... thì trồng nó mới tốt. Nơi trồng nên cao ráo, thoáng đãng, có pH từ 5,5-6. Nếu nơi đất thấp, ta nên lên luống cao và có rãnh thoát nước dễ dàng.
Cam đường Canh nên nhân giống vô tính bằng các phương pháp ghép, giâm cành, hoặc chiết cành. Mật độ có thể xê dịch tùy từng vùng: Có nơi trồng 300-500 cây/ha (4x5m hoặc 6x7m). Cũng có nơi trồng từ 800-1.200 cây/ha (4x2m hoặc 3x3m hay 3x4m).
Nó là cây lưu niên nên phải đào hố và bón lót tốt trước khi trồng. Hố nên rộng từ 40x40x40cm tới 60x60x60cm. Ở các vùng đồi gò, hố nên rộng hơn (70x70x70cm). Mỗi hố cho 30-40kg phân chuồng hoai mục, 0,2-0,5kg phân lân Văn Điển và 0,1-0,2kg sunphát kali. Ta trộn phân với đất mặt và lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày.
Sau khi trồng cây, nên nén chặt và tưới nước ngay. Ta tưới mỗi ngày 1 lần và tưới hơi đẫm trong 10 ngày đầu. Sau đó, mỗi tuần tưới 1-2 lần cho cây. Khi cây đã bén rễ thì giảm dần số lần tưới nhưng giữ cho đất luôn có độ ẩm khoảng 70%.
Ta có thể trồng xen rau, đậu quanh gốc cam trong 2-3 năm đầu khi cây chưa khép tán.
Giống với các cây cùng họ, cam đường Canh cũng dễ bị một số sâu bệnh phá hoại như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh loét, bệnh chảy gôm, bệnh do virus... Bà con nên tuân thủ quy trình bảo vệ thực vật mà anh em khuyến nông đã hướng dẫn.
Làm tốt mọi khâu, ta sẽ có được những vườn cam đường Canh tuyệt vời.

Trồng cam đường canh xuống ruộng đúng kĩ thuật sẽ đem lại hiệu quả

Trước đây, đã có dự án trồng cam đường canh xuống ruộng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông nhưng do trồng không đúng kỹ thuật, cây phát triển kém, bị úng nước chết. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại xã Quang Thuận cho thấy, nếu người dân áp dụng đúng quy trình trồng cam đường canh dưới ruộng sẽ cho năng suất, chất lượng tốt.
     Hiện tại, ở xã Quang Thuận có hộ gia đình ông Cao Xuân Lãng trồng được 0,6 ha cam đường canh dưới ruộng đang cho quả . Dự kiến diện tích trên sẽ cho thu hoạch với sản lượng vào khoảng 12 tấn.  Nếu bán với giá 30.000đ/kg thì gia đình thu về khoảng 300 triệu đồng. Để có hiệu quả, đòi hỏi người trồng phải áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng cam đường canh dưới ruộng như: phun thuốc hãm cây, vun gốc … Thực tế, có vài hộ cũng trồng thử nghiệm cam đường canh trên ruộng nhưng do thiếu lao động, không mạnh dạn đầu tư, không áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên kết quả không đạt được như mong muốn.

     Qua mô hình trồng cam của gia đình ông Cao Xuân Lãng, có thể thấy trồng cam đường canh xuống đất ruộng là hoàn toàn có thể thực hiện được trên địa bàn một số nơi trong tỉnh nhưng đòi hỏi người trồng phải áp dụng đúng khoa học kỹ thuật mới cho năng suất, chất lượng tốt .